CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TĂNG GIỜ LÀM VIỆC CÓ HIỆU LỰC THÁNG 4/2022

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TĂNG GIỜ LÀM VIỆC CÓ HIỆU LỰC THÁNG 4/2022

Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội có hiệu lực thi hành được áp dụng kể từ ngày 01/04/2022.
 
Theo đó, tại theo Khoản 1 Điều 1 quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm trong trường hợp Người sử dụng lao động có nhu cầu và được đồng ý của Người lao động thì được sử dụng Người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm, trừ các trường hợp sau đây:
 
✅ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
✅ Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
✅ Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
✅ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
✅ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
Trước đó: Chỉ thực hiện đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp như: Sản xuất, gia công xuất khẩu hàng dệt, may, da, giày; sản xuất, cung cấp điện,… (theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
 
Trường hợp Người sử dụng lao động được sử dụng Người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của Người lao động thì được sử dụng Người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.

Call Now

error: Content is protected !!