PHƯƠNG PHÁP TĂNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN

PHƯƠNG PHÁP TĂNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN

Tăng động lực cho nhân viên là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng. Thông tin dưới đây sẽ đem đến cho bạn những cách tăng động lực cho nhân viên đơn giản, hiệu quả nhất thường được các nhà quản lý tài ba sử dụng.

1. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên, yếu tố này góp phần quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên làm việc đem lại hiệu quả. Môi trường và điều kiện làm việc tốt sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc, có nhiều điều kiện để phát huy năng lực. 

2. Đánh giá, công nhận thành tích nhân viên

Đánh giá và công nhận thành tích là điều cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các nhân viên. Theo nghiên cứu của Adrian Gostick và Chester Elton, các nhà quản lý thành công nhất thường xuyên cho nhân viên của họ sự công nhận trong suốt quá trình làm việc. Thực tế đã chỉ ra rằng các nhà quản lý nhận ra kết quả kinh doanh tốt lên đáng kể khi họ công nhận nỗ lực của nhân viên và đó sẽ là động lực để nhân viên làm việc đạt hiệu quả tốt hơn.

3. Khen thưởng và trao thưởng

Nếu tất cả những gì bạn từng làm chỉ là những lời “cảm ơn” hay “good job” để động viên nhân viên thì chắc hẳn họ sẽ đặt ra câu hỏi. Liệu bạn có thực sự công nhận năng lực họ? Vì vậy để tăng động lực cho họ thì bạn nên có sự công nhận năng lực của họ qua việc khen thưởng, trao thưởng để công nhận sự đánh giá nỗ lực của họ. Những phần thưởng có thể là một món quà, tiền thưởng hay chuyến du lịch,…

4. Đánh giá, phản hồi kết quả

Một cách khác để nhân viên có động lực làm việc là đưa ra những đánh giá phản hồi dành cho họ, bạn phải đánh giá họ thường xuyên mỗi khi họ tham gia dự án. Những đối tượng đặc biệt yêu thích đánh giá là những bạn trẻ, thích sự rõ ràng cần đánh giá kịp thời. Dựa vào những đánh giá, phản hồi đó có thể cung cấp những bài học, lời khuyên bổ ích cho nhân viên, giúp họ có thể cải thiện, trang bị tốt hơn để giải quyết những vấn đề trong công việc.

5. Nâng cao kỹ năng tay nghề

Khi nhân viên hoàn thành khóa đào tạo thì nhà tuyển dụng sẽ ngừng đào tạo, vì thế hãy cân nhắc và tiếp tục tạo cơ hội cho nhân viên được đào tạo, nâng cao kỹ năng, trau dồi tay nghề để trở nên giỏi hơn trong công việc vì hiện tại họ vẫn đang làm việc cho bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

error: Content is protected !!